Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Âm thanh Mono , Stereo, Surround , Dolby Surround...là gì?

1. Âm thanh Mono là gì?
Âm thanh monophonic chỉ có một kênh, xuất phát từ một hướng. Nó chỉ cần dùng một Amplifier và một loa để phát lại. 



Đối với thính giác của bạn, tất cả những chi tiết của âm nhạc (như là giọng hát, những nhạc cụ v.v ) như được phát ra từ một điểm trong không gian. 
 Nếu bạn gắn hai loa vào vào một nguồn monophonic, âm thanh bây giờ giống như là nó được phát ra từ một điểm ở chính giữa hai loa, tạo ra một kênh ảo (Phantom channel).
Dễ hiểu nhất :
Âm thanh mono là âm thanh được phát ra từ một nguồn âm thanh từ một địa điểm cố định!
Nếu hệ thống âm thanh gồm 2 kênh nhưng nối với 2 loa trái phải; Khi bạn nói vào micro, 2 loa phát ra như nhau, cũng là MONO cho dù bạn đang dùng hệ thống loa STEREO !

2. Âm thanh Stereo là gì?
Âm thanh STEREO là âm thanh từ nhiều nguồn âm được phân bổ "Từ phải sang trái hoặc ngược lại "

Ví dụ : một người nói bên phải của bạn, một chú chó sủa bên trái của bạn, một chú chim hót giữa người và chó ...
Hoặc một nguồn âm nhưng chạy từ trái sang phải hoặc ngược lại
Ví dụ : một chiếc xe hơi chạy từ trái sang phải, chú chim vừa bay vừa hót từ phải sang trái ...
Vì vậy, nếu bạn có 2 cột loa để bên trái và bên phải thì âm thanh được phân bổ sang loa trái hoặc loa phải, tùy theo sự di chuyễn nguồn âm. Khi đó, hệ thống âm thanh đó được gọi là STEREO. 

3. Âm thanh Stereophonic :
Đây là kỹ thuật thông thường nhất của những âm thanh được tái tạo lại. Mặc dầu nó không phải là hoàn toàn giống như thật, âm thanh stereophonic cho phép người nghe hình dung rõ ràng vị trí của những nhạc cụ trên sân khấu.
Điểm chính yếu của âm thanh Stereophonic là sự phân chia của âm thanh ra hai kênh. Âm thanh thu được đã được pha trộn để cho một vài phần tử được chuyển về kênh trái, những phân tử khác được chuyển về bên phải.

Một điều thú vị của âm thanh Stereo là người nghe có thể cảm giác được vị trí của những nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng, trong đó âm thanh từ những nhạc cụ được xuất phát từ những điểm khác nhau trên sân khấu. 
Yếu tố monophonic thực hiện khi Mix âm thanh của người ca sĩ vào trong cả hai kênh riêng biệt cho ta cảm giác khi nghe giọng ca sĩ đang đứng ở giữa của loa trái và loa phải.

- Giới hạn của âm thanh Stereo
Âm thanh Stereo mặc dầu rất là phổ thông trong những năm 50 và 60, nhưng nó có sự giới hạn. Nhiều bản thu có hiện tượng "ping-pong". Bởi vì khi mix-down người ta đã nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa kênh trái và phải mà không chú ý đến kênh ảo ở chính giữa.

Hơn nữa, mặc dù âm thanh bây giờ đã được tái tạo lại giống như thật hơn, nó vẫn còn thiếu những thông tin về không gian 3D (ambience). 
Stereophonic làm cho người nghe có cảm giác như tất cả mọi thứ đều nằm ở "phía trước" và nó thiếu đi những âm hưởng tự nhiên, như sự vang dội ở phía sau do những bức tường, hay là những yếu tố khác của âm hưởng.

4. Âm thanh Surround là gì :
Có người gọi là âm thanh lập thể, nhưng từ chính xác nhất phải là : âm thanh BAO QUANH (âm thanh vòm, 3D)
Hệ thống âm thanh này nhằm mục đích mô tả lại những âm thanh diễn ra xung quanh bạn, tạo cảm giác thực nhất khi xem phim!
Ví dụ : tiếng chim hót ở bên trái , Tiếng đạn bắn bên phải , tiếng bom nổ đằng sau .... thì những âm thanh này suất hiện trên phim như nào thì bạn sẽ cảm giác đúng ý như vậy với vị trí ngồi của bạn.

4.Âm thanh bốn kênh rời và Quadraphonic là gì :
Vào cuối thập niên 60 và vào đầu của thập niên 70, có hai sự phát triển trong âm thanh mà nó cố gắng giải đáp những giới hạn của âm thanh Stereo. Đó là bốn-kênh-rời và Quadraphonic.
- Âm thanh với bốn-kênh-rời
Trong hệ thống bốn-kênh-rời, cần phải có bốn amplifier giống nhau, và nó rất là đắt tiền. Đây là những năm tháng của Bóng đèn và Transistors, không phải là IC như ngày hôm nay.
Hơn nữa, bốn-kênh-rời chỉ có thể thể hiện qua những máy đắt tiền 4-kênh reel-to-reel. Vào những năm đó, đĩa than (LP) chỉ có thể phát ra hai kênh.
- Quadraphonic - tiến gần hơn đến âm thanh vòm.
Kỹ thuật Quad cho phép chúng ta một dạng âm thanh thật hơn và rẽ tiền hơn bốn-kênh-rời. 
 Nguyên tắc của Quad là nó mã hóa những thông tin từ 4 kênh để thâu lại xuống 2 kênh. Kết quả thiết thực là những chi tiết về không gian (ambience) hay là những hiệu ứng âm thanh có thể được gắn vào (embeded) một bản thâu chỉ có hai kênh. Những thông tin này được gọi lại và giải mã bằng một bộ giải mã Quad.

Thực chất, Quad là tiền thân của Dolby Surround ngày hôm nay. Nhưng mặc dầu Quad có nhiều hứa hẹn là nó có thể đem âm thanh vòm đến cho rạp hát gia đình, người tiêu dùng cần phải mua amplifier mới, với bộ giải mã mới, và cả nhiều loa hơn. Cuối cùng bởi vì nó thiếu một sự nhất trí giữa các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm, Quad đã chết yểu trước khi nó có cơ hội để trưởng thành.

5. Âm thanh vòm - Dolby Surround.
Trong những năm giữa thập niên 70, sự thành công của Dolby trong những phim như là Star Wars, Tommy, mở màn cho một phương pháp mới để giải mã âm thanh vòm.
Hơn nữa, sự tiến hóa về kỹ thuật của HiFi Stereo VCR trong thập niên 80, tạo nên một hướng đi để âm thanh vòm có thể phát triển: đó là rạp hát ở nhà.

6. Âm thanh Dolby - Thiết thực cho gia đình:
Bây giờ thì các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm có thể mã hóa những dữ kiện trong phim vào trong hai kênh. Điều này đã khuyến khích sự ra đời của những linh kiện rẻ tiền cho âm thanh vòm.
Khách hàng có thể mua những hộp giải mã Dolby để nghe âm thanh vòng. Sự việc này càng ngày càng trở nên phổ thông, giá thành của amplifier đã tích hợp với bộ giải mã Dolby càng ngày càng thấp xuống, và cuối cùng là Âm thanh vòng trở nên một bộ phận cần thiết trong hệ thống Giải trí ở nhà.

- Cơ bản của âm thanh Dolby?
Phương pháp âm thanh vòng Dolby bao gồm việc mã hoá bốn kênh của tin tức - Front Left (trái trước), Center (trung tâm) , Front Right (trái sau), và kênh Rear ( Đằng sau ) vào trong hai kênh tín hiệu. Một IC giải mã sau đó sẽ chuyển tín hiệu này đến nơi thích hợp như là kênh trái, kênh phải, kênh sau và kênh giữa. (kênh giữa là do tích hợp giữa hai kênh trái và phải).

Hiệu quả của Dolby Surround là một môi trường nghe cân bằng. Trong đó những âm thanh chính được phát ra từ kênh trái và kênh phải. Lời ca hay là lời đối thoại được phát ra từ kênh giữa, và không khí của âm nhạc (ambience) được phát ra từ sau lưng người nghe.
Trong kỹ thuật thu âm, khi âm thanh được giải mã với quy trình này, nó cho ta cảm giác tự nhiên hơn, và với nhiều dấu hiệu hơn về chiều sâu của căn phòng. Trong âm thanh của phim, cảm giác của âm thanh đi từ trước ra sau và đi từ trái sang phải cộng thêm vào sự hiện thực của kinh nghiệm nghe/nhìn bằng cách để người nghe có cảm tưởng như họ đang ở trong những hành động đang xảy ra. Dolby surround rất dễ sử dụng trong cả âm nhạc hay âm thanh của phim.

- Sự hạn chế của Dolby Surround
Dolby surround vẫn còn những sự hạn chế. Những kênh phía sau vẫn là thụ động, nó vẫn thiếu những phương hướng về âm thanh một cách chính xác. Hơn nữa sự phân biệt giữa các kênh ít hơn là trong Stereo

- Dolby Pro Logic là gì :
Dolby Pro Logic vượt qua những giới hạn của Dolby Surround thông thường bằng cách gắn thêm vào phần cứng và phần mềm trong trong IC giải mã bằng cách nhấn mạnh những tín hiệu quan trọng về phương hướng trong âm thanh của phim. Nói một cách khác, bộ giải mã sẽ nhấn mạnh vào sự định vị của âm thanh bằng cách tăng biên độ của các âm này trong các kênh tương ứng.

Quy trình này, mặc dầu không quan trọng trong sự thu âm của âm nhạc, nhưng rất có hiệu quả trong phim. Nó làm cho những sound effects như là tiếng bom nỗ, phi cơ bay ngang đầu… được thể hiện rõ ràng hơn. Âm thanh có sự phân biệt rõ ràng giữa các kênh. Thêm vào đó, Dolby Prologic trích ra một kênh chuyên dùng là kênh Center, dùng để đặt những lời đối thoại vào giữa.
Định dạng Dolby Pro Logic bắt đầu xuất hiện trong các hệ thống rạp tại gia từ đầu những năm 1990 và dần trở thành tiêu chuẩn cho các băng hi-fi VHS. Ngày nay nó vẫn là chuẩn cho việc phát sóng (hoặc cáp) TV dạng tương tự (analog), bởi lẽ các tín hiệu Pro-Logic có thể được mã hóa thành các tín hiệu tương tự hai kênh (stereo), có thể ghi được cả vào các đầu băng VCR.

Nếu đã có sẵn các thiết bị hỗ trợ Pro Logic, bạn vẫn có thể thưởng thức phim DVD bởi tất cả các đầu DVD có thể chuyển các kênh Dolby Digital trong đĩa thành định dạng Dolby Pro Logic và xuất thành 2 kênh stereo ra ngoài.

Pro Logic là hệ thống đơn giản và rẻ nhất, bao gồm 4 kênh được nén lại thành 2 kênh tương tự. Trong 4 kênh này có 2 kênh là độc lập và 2 kênh là ma trận (matrix), trong đó, 2 kênh độc lập với băng thông toàn dải được dùng cho hai loa trước trái, phải (L, R), một kênh ma trận toàn dải dùng cho loa trung tâm (C) và một kênh ma trận hẹp cho hai loa surround (S). Bộ giải mã Dolby Pro-Logic gói 4 kênh và tạo ra hai kênh xuất Lt và Rt, theo đó Lt ra loa L và Rt ra loa R nguyên vẹn không chỉnh sửa. Loa C sau khi được xử lý giảm nhiễu một chút sẽ được chia đều cho Lt và Rt. Băng thông cho loa S chỉ có dải hạn chế 100Hz – 7.000 Hz, sẽ được mã hóa ở dạng giảm nhiễu rồi được chia cho Lt và Rt nhưng lệch pha một chút. Vì thế Pro Logic là hệ thống 2.0.

Sự hạn chế của Dolby Pro-logic

Mặc dầu Dolby Pro-Logic là một sự cải tiến ưu tú nhất của Dolby Surround. Hiệu ứng của nó chỉ có thể nhìn nhận được chỉ trong phương diện tái tạo lại. Và mặc dù có hai loa ở đằng sau, chúng vẫn là tín hiệu mono, giới hạn đi những âm thanh có hướng di động từ đằng sau lưng đến trước mặt, và từ bên cạnh đến trước mặt và có băng thông hạn chế, còn loa trung tâm là sự kết hợp của hai kênh trái và phải chứ không phải đơn nhất. Thêm vào đó không có kênh riêng cho loa trầm, vì thế các tín hiệu âm trầm phải trích xuất từ các kênh khác thay vì có đường vào riêng.
Dolby cũng đã cập nhật Pro Logic lên phiên bản Pro Logic II với khả năng hỗ trợ tới 6 kênh xuất. Tuy nhiên đây vẫn không phải là hệ thống 5.1 thực sự bởi bản chất vẫn dùng 2 kênh stereo của Pro Logic, chỉ có thêm bộ giải mã tiên tiến mới có khả năng trích thành 5 kênh ma trận toàn dải và một kênh ma trận siêu trầm.
Dolby Digital là gì :
Dolby Digital là định dạng âm thanh vòm thông dụng nhất, không chỉ trở thành chuẩn công nghiệp trong hầu hết các đĩa DVD mà còn là một phần trong các chuẩn HDTV và được sử dụng trong các kênh TV kỹ thuật số hay các kênh xem phim trả tiền kiểu như hệ thống DIRECTV. Là hệ thống kế thừa Pro Logic, giữa những năm 1990, định dạng này hiện diện hầu như tại tất cả các rạp chiếu phim và bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống rạp tại gia.

Với định dạng Dolby Digital, bạn có 6 kênh riêng biệt, mỗi kênh cho một loa. Dolby Digital hỗ trợ tới 5 kênh độc lập toàn dải (loa trung tâm, loa trái, phải trước, loa surround trái và phải) và kênh thứ 6 chuyên tần số thấp cho loa siêu trầm. Do có 5 kênh độc lập và một kênh siêu trầm, Dolby Digital được gọi là hệ thống 5.1. Tất nhiên, không phải tất cả các âm thanh ghi bằng Dolby Digital đều là 5.1, một số có thể ít hơn (có thể 2.0 hay 5.0…), nhưng định dạng này hỗ trợ tối đa 5.1 kênh.
Lợi thế của Dolby Digital so với Dolby Pro Logic là tất cả các kênh đều là kỹ thuật số và đều độc lập, trong đó 5 kênh là toàn dải và loa surround sử dụng các kênh trái, phải riêng. Thêm vào đó, hầu hết các phim DVD ngày nay đều được sản xuất theo định dạng này và nó cũng là định dạng phổ biến nhất trong các chuẩn rạp tại gia.
Dolby digital thông thường được gọi là hệ thống 5.1 kênh. Cần phải nói rằng cụm từ "Dolby Digital" ám chỉ đến sự mà hoá của tín hiệu âm thanh, không phải là bao nhiêu kênh mà nó có. Dolby digital có thể là Mono, 2-kênh, 4-kênh, 5.1 kênh hay 6.1 kênh. Trong những ứng dụng thông thường, Dolby Digital 5.1 va 6.1 thường được gọi tắt là Dolby Digital.
Những lợi ích của Dolby Digital 5.1 có cả hai thuộc tính: Chính xác và linh động bằng cách cộng thêm hai kênh stereo ở phía sau, làm cho cảm tưởng như âm thanh được phát ra từ nhiều phương hướng hơn. Và hơn nữa, có một kênh chuyên dụng để nhấn mạnh về những tần số trầm.
Không giống như Dolby Prologic, trong đó những kênh phía sau chỉ ở một cường độ nhỏ, và tần số đáp ứng chỉ có giới hạn, Dolby Digital cho ra cường độ lớn như những kênh chính.

- Âm thanh vòm dành cho âm nhạc\

Những công nghệ như là Dolby Digital chỉ dược thiết kế chủ yếu là để xem phim. Chưa có một phương pháp hiệu quả nào để tạo âm thanh vòm cho nghe nhạc. Thực tế, nhiều tay audiophiles đã từ chối âm thanh vòm, thay vào đó là bộ loa stereo truyền thống để nghe nhạc.
Những nhà sản xuất như là Yamaha đã cho ra đời công nghệ làm nổi bật âm thanh (sound enhancement) mà nó có thể đưa nguồn âm thanh vào một môi trường ảo, như là jazz club, concert hall, hay là sân vận động. Nhưng nó không thể nào "chuyển đổi" giữa 2 kênh và dạng thức 5.1 .

- DTS (Digital Theater Systems) và SRS Labs

Không phải chỉ có một mình Dolby labs trên thị trường âm thanh vòm cho gia đình. DTS (Digital theater Systems) cũng có công nghệ riêng cho âm thanh vòm. DTS cơ bản cũng giống như Dolby Digital 5.1, nhưng bởi vì DTS không áp dụng kỹ thuật nén nhiều trong quá trình mã hóa, nhiều người nghĩ rằng âm thanh của nó hay hơn. Hơn nữa, trong khi Dolby Digital được sử dụng chính yếu trong soundtrack của phim, DTS thì được dùng trong Âm nhạc. Một vài CD player bây giờ có DTS ở đầu ra, cho phép DTS amplifier giải mã tín hiệu DTS đã được "in" trong những DTS-CD.

- SRC : True - Surround 

Ngoài Dolby Labs và DTS, SRS Labs cũng là một công ty với những công nghệ mới. Tru-Surround là một hệ thống âm thanh vòng có khả năng lấy một nguồn nhiều kênh đã được mã hoá, ví dụ như Dolby Digital, và nó có thể tái tạo lại âm hưởng của nhiều kênh mà chỉ dùng hai loa. Kết quả là nó không ấn tượng bằng Dolby Digital 5.1 thật (hiệu ứng của loa trước và loa bên cạnh thì rất là ấn tượng, nhưng hiệu ứng của loa sau thì không hay lắm, nó cho ta cảm tưởng như âm thanh được phát ra từ ở đằng sau đầu thay vì nó phải được phát ra từ đằng sau lưng). Mặc dầu như vậy, nhiều người tiêu dùng lại không thích làm chật chỗ căn phòng của họ với sáu hoặc bảy loa con. Tru-Surround cho phép khả năng tận hưởng âm thanh 5.1 mà chỉ cần hai loa.

Các hệ thống âm thanh phổ biến:

* Hệ thống âm thanh 2.0 là gì? : là hệ thống gồm có 2 loa, dải trầm đã được tích hợp sẵn vào trong 2 loa này rồi.

Thường thì loa 2.0 cho lượng bass vừa đủ nghe , thích hợp nghe nhạc nhẹ nhàng , chi tiết

**Hệ thống âm thanh 2.1 là gì? : Bao gồm 2 loa vệ tinh như loa 2.0 nhưng có thêm 1 cục SUB ( người ta hay gọi là cục Bass hoặc trầm ) , tiếng bass sẽ được tách riêng ở cục SUB , giúp cho thể hiện tiếng bass được hay và nổi hơn , thích hơp nghe nhạc trẻ , dance , hiphop...

*** Hệ thống âm thanh 5.1 là gì? : Hệ thống Bao gồm 6 loa - 5loa vệ tinh và 1 loa SUB
- 5 loa vệ tinh bao gồm :
1 Loa center : những âm thanh nói, âm thanh chính phát ra tại đây, là loa chính giữa màn hình !
1 Loa trước trái ( đằng trước bên tay trái ) , 1 loa trước phải ( đằng trước bên tay phải ) : đảm nhận âm thanh được bố trí bên trái và bên phải, và cũng đảm nhận luôn phần âm nhạc ...
1 Loa sau trái ( đằng sau bên trái ) , 1 loa sau phải ( đằng sau bên phải ) : đảm nận tiếng động phát xuất từ đàng sau của bạn

- Cục SUB : Nếu bạn muốn trải nghiệm âm thanh nó thật đến mức nào thì SUB nó là yếu tố cực kỳ quan trọng ! , độ rung và lắc của căn phòng nó nằm ở cục SUB này !

**** Hệ thống âm thanh 7.1 là gì? Giống như hệ thống 5.1 nhưng thêm 2 loa vào 2 bên hông của bạn ( Rạp chiếu phim hiện đại hiên nay đang sử dụng hệ thống này )
Cách lắp đặt hệ thống âm thanh 5.1:
Vị trí đặt loa như hình vẽ là OK !




Hướng dẫn: Làm thế nào để kết nối hệ thống loa 5,1 vào máy PC

Thế nào là một hệ thống 5.1? 
Hệ thống loa 5.1 bao gồm 6 kênh:
- 2 loa phía trước (Front)
- 2 loa bên (Left, Right)
- 1 loa chính đặt phía trước (Center)
- 1 Subwoofer hay còn gọi là thùng Bass. Vì vậy, bạn có 5 loa+ 1 bass nên người ta gọi nó là loa 5.1.
Trong đó các loa ngoài được gọi là loa vệ tinh
Ngoài ra còn có các hệ thống hi-end khác được gọi là 7.1 (8-chanel). Trong hệ thống này có thêm 2 loa nữa nhưng nguyên lý hoạt động là gần như giống nhau.
Ngày nay hầu như tất cả các máy tính đều tích hợp sẵn Soundon-board 6-kênh, tức là đã được tích hợp trên board mạch chủ. Tấtnhiên nếu bạn có thêm một card âm thanh rời hỗ trợ 6-chanel thì âm thanh cho ra sẽ trung thực hơn.
Có 2 dạng loa 6-chanel là Analog và Digital, loa Analog có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính nào và thường rẻ hơn, trong khi đó loa Digital thường đắt hơn và yêu cầu bạn phải có một đầu ra kỹ thuật số SPDIF trên máy PC của bạn.

Hướng dẫn này, giúp bạn kết nối hệ thống loa 6-chanel. 
Nếu máy PC của bạn có đầu ra SPDIF thì âm thanh cho ra sẽ giảm bớt được lượng tiếng ồn, hoàn hảo hơn so với những loại PC không hỗ trợ tính năng này.


Thông thường các đầu nối của các loa vệ tinh được thiết kế theo dạng RCA Male connector hay còn gọi là đầu hoa sen.
Và được nối trực tiếp với Subwoofer với những vị trí nhất định các vị trí này được nhà sản xuất quy định cụ thể trong Catalogue đính kèm khi mua sản phẩm.

Đi kèm theo hệ thống loa này phải có 3 dây với Jack cắm để nối hệ thống loa vào PC. Các dây cắm được phân biệt màu sắc nhằm dễ dàng lắp ráp:
Màu xanh lá, màu xanh dương (hoặc đen) và màu cam (hoặc màu vàng hoặc màu hồng) như sau:
    - Front cable (Xanh lá)
    - Rear cable (Xanh dương hoặc đen)
    - Center/Subwoofer cable (Cam hoặc vàng hoặc hồng)

Ngoài ra còn có các bộ dây để kết nối hệ thống loa đến cácđầu DVD vì thông thường các đầu DVD không sử dụng đầu nối Jacks mà sử dụng đầu nối RCA
Các màu sắc quy định trên dây nối mang một ý nghĩa riêng chứ không đơn thuần tô điểm cho vui mắt vì chúng tương ứng với các lỗ cắm trên Sound Card (card giải mã tín hiệu âm thanh ):
   * Front Input: Xanhlá.
   * Rear Input:  Xanh dương(hoặc đen).
   * Center/Subwoofer: Cam (hoặc màu vàng hoặc màu hồng).
Với máy tính của bạn cho dù bạn sử dụng Card Sound On-board hay Card rời thì tối thiểu bạn phải có 3 cổng sau:
   * Xanh lá: Đầu ra âm thanh (Line Out).
   * Xanh dương: Đầu vào âm thanh (Line In)..
   * Hồng: Đầu vào Microphone (Mic In).

Để ra được âm thanh 6-chanel đòi hỏi máy bạn phải có 2 cổng:
   - Rear out (màu đenhoặc màu xanh)
   - Center/subwooferout (màu cam hoặc vàng)
Tuy nhiên, không phải tất cả các máy tính đều có đầu ra này.Nếu máy tính của bạn không có 2 đầu ra này bạn phải sử dụng đường dây Đầu vào âm thanh (Line In) và Đầu vào Microphone (Mic In) để thay thế.
Tất nhiên có một bất lợi lớn trong việc cấu hình này là bạn không thể sử dụng micro hoặc đầu vào âm thanh trên hệ thống máy tính của mình. Nghĩa là, bạn không thể sử dụng Microphone (Mic In) khi Chat hoặc thu âm (Line In). Đó là lý do tại sao nếu bạn muốn sử dụng hoàn hảo các tính năng thì bạn nên mua một hỗ trợ luôn cả các cổng Rear Out, Center/subwoofer Out và nếu có thể bạn nên mua một Card Sound rời hỗ trợ 6-chanel.
Máy tính nếu hỗ trợ 8-chanel (định dạng 7.1) thì nó có một cổng cắm khác đối với các loa giữa (Middle speakers thường là màu xám).
Với cách cắm dây cho hệ thống loa 6-chanel, như đã trình bày ở trên, chúng ta có 2 cách cắm dây:
- Cách 1:
Front cable (Xanh lá) cắm Jack này vào cổng Line Out
Rear cable (Xanh dương hoặc đen) cắm Jack này vào cổng Line In
Center/Subwoofer cable (Cam hoặc vàng hoặc hồng) cắm Jack này vào cổng Mic In

- Cách 2:
Front cable (Xanh lá) cắm Jack này vào cổng Line Out
Rear cable (Xanh dương hoặc đen) cắm Jack này vào cổng Rear out (màu đen hoặc màu xanh)
Center/Subwoofer cable (Cam hoặc vàng hoặc hồng) cắm Jack này vào cổngCenter/subwoofer out (màu cam hoặc vàng)

Sau khi thực hiện tất cả các kết nối vật lý, bạn vào cấu hình máy PC của bạn để sử dụng âm thanh 6-chanel.

Điều này được thực hiện bằng cách vào trình điều khiển âm thanh của bạn. Thông thường khi bạn cài đặt trình điều khiển âm thanh một biểu tượng mới được tạo ra trong Control Panel và một biểu tượng nhỏ sẽ được hiển thị bên cạnh đồng hồ Windows. 
Bạn vào Control Panel thực thi ở chế độ 6-chanel và tinh chỉnh một số tính năng khác theo sở thích của mình. Tùy theo nhà sản xuất Card Sound mà giao diện Control Panel có thể khác nhau nhưng hầu hết tính năng chúng là tương đối giống nhau
Sau khi cấu hình hoàn tất bạn chỉ việc thử lại thể thống âm thanh của mình xem đã hoạt động tốt chưa.

Tham khảo: 1, 2, 3, 4
How do many keyboard players sound different in each song?

Không có nhận xét nào: