Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

CÁC THỂ LOẠI PHIM - FILM GENRE

Theo cách phân loại thì có tổng cộng 15 thể loại phim, cụ thể như sau:

1. Phim Hài (Comedy Movies)
Phim Some Like It Hot (1959) - phim được công nhận là một trong những phim hài hay nhất.
Phim hài là thể loại phim mà các tình tiết chủ yếu tập trung vào những chi tiết hài hước, gây cười cho người xem. Các tình tiết hài trong phim thường được sắp xếp rất khéo léo, ban đầu để người xem cười thoải mái, sau đó sẽ có một khoảng trống (khoảng lặng) để người xem ngẫm lại chi tiết hài mình vừa xem.
Khác với các thể loại phim còn lại, phim hài tập trung rất nhiều vào diễn xuất của các diễn viên chính. Họ chính là những danh hài (comedian) nổi tiếng, biết cách diễn xuất ở mức tốt nhất, làm cho khán giả ôm bụng cười suốt cả tập phim.
Các bộ phim hài thường tập trung miêu tả những điều thường gặp hàng ngày, nhưng cũng có một số phim mang khuynh hướng chính trị hoặc xã hội, ví dụ như phim Man Of The Year (2006), hay Dr. Strangelove (1964)
Trường đoạn boxing trong phim City Lights (Charlie Chaplin)
Các loại phim hài gồm có:
* Fish-out-of-water: Trong loại phim hài này, nhân vật chính gặp phải một tình huống bất ngờ nào đó (thường là các tình huống thuộc loại "dở khóc dở cười"), và nhân vật chính bắt buộc phải thích nghi với môi trường mới, từ đó gây cười cho người xem. Ví dụ như hai anh chàng nghệ sĩ phải giả gái để tránh sự truy sát của Mafia trong Some Like It Hot, hoặc cậu bé bỗng nhiên trở thành người lớn trong phim Big (1988)...
*Parody: Tức là các phim hài bắt chước lại một bộ phim nào đó, hoặc nhại lại một thể loại một thể loại phim khác, không nhằm ác ý bôi bác ai đó, mà chỉ để gây cười. các phim của thể loại này có thể kể đến Blazing Saddles (1974) - nhại lại thể loại phim cao bồi, Young Frankenstein (1974) - nhại lại thể loại phim kinh dị, High Anxiety (1978) - nhại lại phong cách làm phim của đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock.
*Black-comedy: Thể loại phim hài có nội dung liên quan tới một số tình tiết "đen" như sát hại, tự tử, chiến tranh,... ví dụ về loại này có Arsene and Old Lace (1944), Dr. Strangelove (1964), M*A*S*H (1970), The War of the Roses (1989), Burn After Reading (2008)
*Romantic-comedy: thực chất là một thể loại pha trộn giữa phim hài (comedy) và phim tình cảm (romance) nhưng do nó chiếm một phần lớn trong số các phim hài, nên có thể tách riêng làm một thể loại con. Thể loại này có nội dung chính nói về tình cảm nam nữ, và vẫn đảm bảo các yếu tố hài. Ví dụ như phim City Lights (1931), Pretty Woman (1990)... Trong thể loại này có thể kể đến một nhánh khác: Screwball comedy - các bộ phim nói về nhưữn rắc rối trong tình cảm mà hai nhân vật chính gặp phải, và nhiều tình huống khiến người xem "cười ra nước mắt". ví dụ như các phim It Happened One Night (1934), Bringing Up Baby (1938), The Philadelphia Story (1940)....
Nhân vật thám tử vụng về Clouseau (Peter Sellers thủ vai) trong loạt phim The Pink Panther

2. Phim khoa học viễn tưởng (Sci-fi Movies)
Một trong những thể loại phim có mặt đầu tiên, phim khoa học viễn tưởng thường nói về nhứng công nghệ khoa học có thể có trong tương lai, đó có thể là du hành vũ trụ, du hành xuyên thời gian, hay thậm chí là những cuộc chiến với người ngoài hành tinh... Nói chung hầu hết các bộ phim khoa học viễn tưởng thường sử dựng nhiều kĩ xảo, do đó kinh phí thường rất lớn.
Phim 2001: A Space Odyssey (1968)

Các loại phim khoa học viễn tưởng gồm có:
* Du hành thời gian: Thể loại này thường gắn liền với những cỗ máy thời gian - một thứ "đồ chơi" không thể thiếu của các nhân vật chính, và thường thì các bộ phim kiểu này chỉ xung quanh việc di chuyển giữa các thời kì lịch sử của nhân vật chính. Ví dụ như Back To The Future (1985)... Thể loại này gắn liền với một nhánh con khác của phim khoa học viễn tưởng là Alternate History - thay đổi lịch sử. Các bộ phim thuộc thể loại này thường có một lịch sử khác với lịch sử con người mà chúng ta đã được biết, lý do là nhân vật chính đã quay về quá khứ và làm thay đổi lịch sử.
* Du hành không gian và liên quan tới các hành tinh khác: Thể loại này nói về các vâấ đề phía bên ngoài Trái Đất. Đó có thể là những bộ phim nói về một nhóm các nhà thám hiểm thăm dò các hành tinh khác, hoặc một nhóm các sinh vật lạ tấn công trái đất.... Ví dụ như các phim 2001: A Space Odyssey (1968), Man In Black (1997)...
*Siêu nhân/siêu anh hùng: Các bộ phim của thể loại này thường nói về những nhân vật xuất chúng trong thế giới loài người. Họ nổi bật với sức mạnh, trí tuệ, và nhiều khả năng viễn tưởng mà có lẽ đời thường ai cũng mơ ước. Và đương nhiên, sức mạnh lớn đi đôi với trách nhiệm cao. Họ sẽ là những người giải cứu thế giới khi có những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới loài người. Ví dụ như loạt phim Superman, Batman, Spiderman
*Tương lai: một bộ phim đặt ở trong một môi trường tương lai hoàn toàn, có thể ở một hành tinh khác, hoặc ở chính Trái Đất trong vòng vài trăm năm sau (tính từ thời điểm hiện tại). Ví dụ về thể loại này có A Clcokwork Orange (1971), Wall-E (2008)...
*Quái vật: Bạn cứ tưởng tượng một ngày đẹp trời nào đó, bạn thức dậy và bật TV lên. Bỗng nhiên chương trình TV yêu thích của bạn bị cắt đột ngột, chen vào đó là một bản tin khẩn cấp nói về một thành phố đã bị san bằng chỉ trong một đêm. Chỉ vài giờ sau, người ta tìm được hung thủ: một con quái vật cao cả trăm mét với sức mạnh phi thường có thể quật đổ nhiều toà nhà lớn, hay thậm chí có thể phun lửa. Và, ngay lập tức, sẽ có một nhóm người nhận lấy trách nhiệm giải cứu loài người khỏi thảm hoạ đó. Đấy là các tình tiết chính của một bộ phim thuộc thể loại này. Ví dụ về nhánh này có thể kể đến King Kong, Godzilla....

3. Phim kinh dị
Phim kinh dị được dàn dựng với mục đích làm khiếp sợ, tạo ra cảm giác hồi hộp, và khơi dậy những nỗi lo sợ sâu kín trong thâm tâm của chúng ta . Thường phim kinh dị có một kết thúc rất sốc, gây kinh hãi cho người xem, cũng đồng thời thu hút khán giả . Phim kinh dị chú trọng vào mặt đen tối hơn của cuộc sống, những điều kỳ bì, những sự kiện lạ thường, những nỗi sợ hãi cơ bản nhất của con người, những giấc mơ đầy hãi hùng, những cảm giác bị lạc lõng, sự yếu đuối của con người, nỗi sợ hãi về cái chết và về những chuyện không thể giải thích .Những tình tiết đen tối, ghê sợ vừa thu hút khán giả và lại vừa làm họ bị ám ảnh. 
Nhân vật Hannibal Lecter (do Anthony Hopkins thủ vai) trong phim The Silence Of The Lamb (1991)

Các thể loại phim kinh dị chính gồm
*Deviant (tính cách lệch hướng ) :một nhân vật là người nhưng lại thể hiện ra tính cách không bình thường (ví dụ như tâm thần, bị ma ám, ăn thịt người...). Từ các tính cách không bình thường này sẽ dẫn tới những tình tiết khiến cho khán giả thót tim. Ví dụ về thể loại này gồm có Psycho (1960), The Exorcist (1973) The Silence Of The Lamb (1991)
*Supernatural (siêu tự nhiên): một nhân vật không bình thường có những quyền lực vượt qua giới hạn của con người, ví dụ các nhân vật ma cà rồng ....

*Paranatural (tạm hiểu là ngoài tự nhiên) : một nhân vật có những khả năng không bình thường có thể hiện hữu nếu những quy luật khoa học bị bỏ qua , ví dụ Head Spin

4. Phim Viễn Tây (Western Movies)
Phim Viễn Tây là những bộ phim có bối cảnh đặt trong miền Viễn Tây nước Mĩ (hoặc ở cùng Alaska, Canada hay Australia), trong thời kì lịch sử từ đầu thế kỉ 19 (đặc biệt là từ trận Alamo - 1837) tới đầu thế kỉ 20, nhưng chủ yếu tập trung vào thời kì nội chiến Mĩ, hoặc thời kì đổ xô đi tìm vàng (nửa cuối thế kỉ 19). Nội dung của các phim Viễn tây chủ yếu nói về đời sống cả người dân Mĩ trong thời gian này, với đặc trưng là các nhân vật cao bồi (cowboy - đấy cũng là lí do vì sao thể loại phim này còn có tên là phim cao bồi). Thời kì đầu, các phim cao bồi nghiêng về đời sống có phần đáng sợ của người dân Mĩ thời đó, cũng như cuộc chiến tranh với các bộ lạc da đỏ và người Mexico, nhưng bắt đầu từ khoảng những năm 50 - 60, các phim Viễn Tây bắt đầu chú ý hơn tới các nhân vật anh hùng, và các bộ phim cũng là nơi những anh chàng cowboy tưởng tượng này hành hiệp cứu thế. Một đặc trưng không thể thiếu của các phim Viễn Tây là những cuộc đấu súng nảy lửa diễn ra dưới cái nắng gay gắt của miền Tây.
Bộ 7 chàng cowboy nổi tiếng trong phim The Magnificent Seven (1960)
Các loại phim Viễn Tây gồm có:
*Classic Western là thể loại đầu tiên, cũng là thể loại mang tính "chuẩn mực" của các phim Viễn Tây. Các bộ phim này có đầy đủ những đặc điểm cơ bản nhất của các bộ phim Viễn Tây: những người hùng cowboy trong cuộc chiến với người da đỏ hoặc dân Mexico, hoặc những kẻ ngoài pháp luật, những pha đấu súng nảy lửa và những cảnh quay tại miền Tây nước Mĩ thời còn hoang dã. Ví dụ về thể loại này là The Searchers (1954), High Noon (1952), The Quiet Man (1947), Shane (1953), How The West Was Won (1962)
*Spaghetti Westerns là thể loại phim Viễn Tây dưới sựu sáng tạo của các đạo diễn người Italia. Các bộ phim kiểu này thường được quay ở châu Âu (khu vực Tây Ban Nha) thay vì ở nước Mĩ. Đặc điểm của các bộ phim kiểu này là mang nặng tính hành động và bạo lực hơn hẳn so với phim Viễn Tây truyền thống. Các bối cảnh phim thường được sử dụng trong Spaghetti Westerns là những cuộc nổi dậy của những người Mexico, những băng cướp Mexico và các khu vực biên giới của Mexico và Hoa Kì. Ví dụ ở thể loại này có: A Fistful of Dollars (1964), For a Few Dollars More (1965), The Good, the Bad and the Ugly (1966), Django (1966), Once Upon a Time in the West (1969)
Osterns hay Red Westerns là thể loại phim Viễn Tây dưới theo phong cách của các nhà sản xuất phim Nga và Đông Âu. Do bối cảnh của cuộc nội chiến Nga (sau cách mạng tháng Mười) có nhiều tình tiết giống với bối cảnh nước Mĩ thời Viễn Tây như cuộc sống trên lưng ngựa, nhuũng trận đấu súng, cuộc đối đầu thiện - ác... nên các nhà sx phim Nga và Đông Âu đã tạo nên một nhánh con cho thể loại Westerns, với một góc nhìn khác hẳn so với phim Viễn Tây truyền thống. Ví dụ về thể loại này có thể kể đến The White Sun of the Desert (1969)
Revisionist Western là thể loại phim Viễn Tây không còn giữ những đặc điểm truyền thống của Classic Western nữa, mà đã có ít nhiều thay đổi. Ví dụ như trao cho vai nữ chính nhiều đất diễn hơn, các tình tiết nhanh hơn, bối cảnh phim cũng rộng hơn, và các cuộc tranh đấu thiện - ác cũng phức tạp hơn nhiều. Ví dụ về thể loại này có Broken Arrow (1950), The Last Wagon (1956), 
Contemporary Westerns là những phim hiện đại, có thể không cùng bối cảnh lịch sử với thời kì Viễn Tây, nhưng lại có nhiều đặc điểm của thể loại phim Viễn Tây truyền thống. Có thể kể đến các phim: Al Mariachi (1992), Brokeback Mountain (2005), No Country For Old Men (2007)...

5. Phim Chiến tranh (War Movies)
 Apocalypse Now (1979)
Phim chiến tranh là những bộ phim có bối cảnh là các cuộc chiến tranh lớn, ví dụ như chiến tranh thế giới, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, nội chiến Mĩ... trên tất cả các mặt trận: trên không, trên bộ và trên đường biển... Một số bộ phim có thể không có bối cảnh là chiến tranh trực tiếp, mà là những vấn đề khác liên quan tới chiến tranh như các cựu chiến binh, các tù nhân chiến tranh, người dân thường trong khu vực có chiến tranh. Hầu hết các bộ phim chiến tranh có tình tiết xoay quanh những người lính hoặc người dân thường, qua đó xây dựng lại được những hình ảnh về cuộc chiến tranh đó. Về nội dung, phim chiến tranh có thể ca ngợi tinh thần của những người lính, hoặc phản đối chiến tranh bằng những hình ảnh khủng khiếp từ các cuộc chiến.
Các thể loại phim chiến tranh chính:
World War là thể loại phim nói về hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai. Nội dung chủ yếu xoay quanh hai cuộc chiến này, và các nhân vật bị lôi cuốn vào vòng xoáy chiến tranh. Ví dụ về nhánh này có: Saving Private Ryan (1998), Schindler's List (1993), The Bridge on the River Kwai (1957), The Dirty Dozen (1967)....
Korean War là thể loại phim nói về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Triều Tiên. Ví dụ có thể kể đến MacArthur (1977), 
Vietnam War là thể loại phim nói về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Ngoài những bộ phim có bối cảnh ở Việt Nam còn có nhiều bộ phim lấy bối cảnh ở một số nơi khác. Nội dung chủ yếu là phê phán cuộc chiến tranh Việt Nam do Mĩ phát động. Ví dụ như Apocalypse Now (1979), Platoon (1989)....
Post-Vietnam War là thể loại phim nói về cuộc sống của những cựu chiến binh Mĩ sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam. Ví dụ có thể kể đến Taxi Driver (1976), Coming Home (1978), Born on the Fourth of July (1989) ...
Satire War Comedy là thể loại phim hài phê phán chiến tranh. Nội dung của phim thường là những tình huống hài hước được sắp xếp rất khéo léo trong chiến trường, hoặc tại nơi chỉ huy các cuộc chiến. Qua những tình huống hài hước đó, bộ phim phê phán sâu sắc những sai lầm của cuộc chiến tranh. Ví dụ như tác phẩm kinh điển Shoulder's Arm (1918) của Charlie Chaplin, các bộ phim M*A*S*H (1970), Dr. Strangelove (1964), Good Morning, Vietnam (1987), Mister Roberts (1955)
Nhân vật Major King cưỡi bom - một trong những cảnh quay kinh điển của phim Dr. Strangelove

6. Phim Tình cảm (Romance Movies) 
Vì hầu hết các phim, không ít thì niều đều có nói đến chuyện tình yêu nam nữ, cho nên để định nghĩa chính xác thế nào là một phim Tình cảm là tương đối khó. Có thể định nghĩa rằng, phim Tình cảm là những bộ phim thiên hẳn về những chi tiết nặng chất tình yêu nam nữ giữa những nhân vật chính. Một trong những kịch bản kinh điển thường thấy ở các bộ phim tình cảm là sự cuốn hút lẫn nhau giữa các nhân vật, hoặc một tình yêu bất ngờ gặp phải khó khăn nào đó tưởng chừng như không thể vượt qua (và có khi là không thể vượt qua thật)... Một đặc điểm khác nữa là các nhân vật liên tục nhắc đi nhắc lại các câu thoại về tình yêu (với một tần suất lớn hơn hẳn tần suất "nói lời yêu" bất kì một thể loại phim nào khác). 
Vì thể loại phim Tình cảm này khá lớn và thường pha trộn với các thể loại khác nên thể loại này mình không kể các nhánh con của nó (kể đến Tết sang năm chưa chắc đã xong). Chỉ xin lấy ra vài ví dụ về các bộ phim nổi bật của thể loại này: Romeo and Juliet (1968), From Here to Eternity (1953) Casablanca (1942), Gone With the Wind (1939), To Have and Have Not (1944), Titanic (1997), Love Story - 1970)

7. Phim ca nhạc (Musical Film)
Phim ca nhạc là phim mà các lời thoại của những nhân vật trong phim được thay bằng những lời hát của các bản nhạc được sáng tác trước phục vụ cho phim. Có những phim lời thoại được thay thế hoàn toàn bằng lời hát (ví dụ như phim Tommy (1975)), nhưng đa số các bộ phim chỉ thay thế một phần lời thoại. Phim ca nhạc có một nhánh con là Musical Comedy, tức là ca kịch hài - một thể loại mà các nhân vật trong phim thường xuyên hát, nhảy múa trong suốt bộ phim. 
Do đặc điểm riêng mang nặng tính sân khấu của phim ca nhạc, nó thường không trộn lẫn với các thể loại phim khác được, mà tách riêng ra là một thể loại lớn. Phim ca nhạc có lẽ chỉ dành cho những ai mê ca nhạc, sân khấu và điện ảnh cùng lúc.
Nhân vật Don Lockwood (do Gene Kelly thủ vai) đang trình diễn bản nhạc Singin' In The Rain

8. Film Noir
Cảnh quay trong phim The Big Combo (1955)
Phim Noir là một thuật ngữ điện ảnh có nguồn gốc từ một thuật ngữ tiếng Pháp, dịch theo nghĩa đen là “phim đen” (blackfilm). Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những bộ phim nói về những hành động tội ác trong thế giới ngầm của Hollywood, đặc biệt nhấn mạnh những hành động có sự nhập nhằng giữa các chuẩn mực đạo đức, những đam mê giới tính....
Thời kỳ của phim Noir cổ điển Hollywood kéo dài từ đầu những năm 1940 đến cuối những năm 1950. Phim Noir trong thời kỳ này là những bộ phim đen trắng không mấy sôi nổi lãng mạn mà có xu hướng triết lý phức tạp, đòi hỏi người xem phải suy nghĩ nhiều hơn khi xem phim.
Với nhiều thủ pháp nghệ thuật kế thừa từ thời chủ nghĩa biểu hiện Đức, nội dung bộ phim thường đề cập đến những kiểu tội ác nảy sinh vào giai đoạn suy thoái của nước Mỹ nửa đầu thế kỷ trước với một hệ thống các nhân vật điển hình: thám tử, thủ phạm, người trợ lý, khách hàng giàu có...
Các đặc điểm chính của một film noir thực sự gồm có: 
Femme fatale: một phụ nữ đẹp nhưng tâm địa độc ác, thường lại là nhân vật phản diện trong phim. Sự nhập nhằng này thường là trung tâm của kịch bản. Luôn là những người hút thuốc lá liên tục
Nhân vật nam chính: thường là các nhân vật thám tử, đầy chất lãng tử, rất thông minh và khéo léo. 
Kịch bản: thường rất phức tạp. Người hùng vô tội thường bị vướng vào một mạng lưới những mưu đồ mà anh ta không thể hiểu hết được, có thể do femme fatale thêu dệt nên.
Triết lí sống: ảm đạm. Sinh mệnh con người thật rẻ mạt, và tiền rất khó kiếm, trừ phi phạm tội, mà dứt khoát rằng sau này sẽ phải trả giá.
Các nhánh con của film noir:
Proto Noir tức là "tiền noir" - các bộ phim ra đời trước thập niên 40, có những đặc điểm rất dễ nhận dạng của film noir nhưng thường không được đầy đủ như classic noir. Thể loại này có các phim tiêu biểu như M (1931), Rebecca (1940), Scarface (1932), Little Caesar (1931), Each Dawn I Die (1939)
Classic Noir những bộ phim noir kinh điển, chuẩn mực với đầy đủ các yếu tố kể trên. Tất cả đều là phim đen trắng. Có thể kể đến The Maltese Falcon (1941), Double Indemnity (1944), The Big Sleep (1946), The Postman Always Rings Twice (1946), The Killers (1946), Sunset Boulevard (1950)....
Neo Noir là các bộ phim ra đời sau thập niên 60, hầu hết đã có màu những vẫn kết hợp được yếu tố noir rất khéo léo vào bên trong. Các phim Neo noir có thể kể đến Chinatown (1974), L.A. Confidential (1997), Kiss Kiss Bang Bang (2005), Se7en (1995), Cape Fear (1962), Blade Runner (1982)
Khi gánh nặng sau chiến tranh được gỡ bỏ, Hollywood lại một lần nữa đầu tư vào những thiên anh hùng ca mà họ luôn luôn yêu thích. Cái "chất lượng kịch bản" sớm nở tối tàn đã bị áp đảo bởi giá trị dễ dàng tính được của ngân sách và quảng cáo, và film noir dần dần biến mất. Đã gần 70 năm kể từ khi bộ phim vĩ đại đầu tiên thuộc thể loại này được sản xuất (The Maltese Falcon - 1941), người ta vẫn còn tranh cãi xem liệu đây có phải là đóng góp lớn nhất về nghệ thuật mà Hollywood đã làm cho thế giới điện ảnh hay không.

9. Phim hoạt hình (Animated Movies)
Có lẽ phim hoạt hình là một trong những thể loại phim được biết đến rộng rãi nhất, và cũng là thể loại phim dễ nhận diện nhất. Như các bạn đã biết, phim hoạt hình được sản xuất bằng cách cho dịch chuyển nhanh những tấm hình vẽ sẵn, từ đó tạo ra một ảo giác về sự chuyển động của hình vẽ đó. Thời kì đầu, các nhà sản xuất phim hoạt hình đã phải vẽ ra hàng ngàn bức tranh để làm ra được một phim hoạt hình ngắn. Ví dụ điển hình là bộ phim Gertie the Dinosaur (1914) của nhà sản xuất phim hoạt hình Winsor McCay. Ông đã vẽ hơn 12000 tấm hình, sau đó khi công chiếu lại phải dùng rất nhiều xảo thuật khác để có được một bộ phim hoàn chỉnh (ông cũng diễn xuất trong các buổi công chiếu dưới dạng bóng của một con người)
Ngày nay, với công nghệ làm phim hoạt hình phát triển, các chuyên gia về đồ hoạ có thể sử dụng máy vi tính để thiết kế các bộ phim hoạt hình.
Cảnh trong phim Snow White and the Seven Dwarfs (1937) - bộ phim hoạt hình Bạch Tuyết và bảy chú lùn dài hơi đầu tiên của Hollywood

Các nhánh chính của phim hoạt hình gồm có:
 - Phim hoạt hình 2D là các phim hoạt hình hai trên không gian hai chiều. Ví dụ điển hình: Fantasia (1940), Snow White and the Seven Dwarfs (1937), The Lion King (1994), Bambi (1942), The Nightmare Before Christmas (1993), Sleeping Beauty (1959)...
 - Phim hoạt hình 3D là các bộ phim hoạt hình được dựng trên không gian ba chiều. Có thể kể đến Toy Story (1995), Finding Nemo (2003), Shrek (2001), Ratatouille (2007), Wall-E (2008)

10. Phim Tội phạm (Crime Movies): The Godfather (1972)
Phim tội phạm là những bộ phim mà nội dung có chứa các tình tiết liên quan tới các hành động trái pháp luật, hoặc những hoạt động của các tổ chức tội phạm và mạng lưới tội phạm ngoài vòng pháp luật. Thông thường, một bộ phim tội phạm thường rất dễ nhận ra bới những cảnh quay mang tính chất bạo lực, và nội dung có phần thiên về miêu tả những hoạt động trong thế giới ngầm mà ở đó có một thứ "luật pháp" riêng, khác hẳn với những gì thuộc về xã hội văn minh.
Các nhánh con của thể loại phim này gồm có:
- Crime comedy thực chất là sự pha trộn giữa thể loại phim tội phạm và thể loại phim hài. Những tình tiết tội phạm trong bộ phim đã được điều chỉnh để chứa đựng yếu tố gây cười, khiến cho người xem có một cái nhìn khác hẳn về giới tội phạm. Thông thường, bộ bộ phim thuộc nhánh này có nội dung kể về những tên gangster vụng về, hoặc một ông trùm vui tính nào đó. Có thể kể đến các phim Mafia! (1998), The Freshman (1990), Lock, Stock and Two Smoking Barrels (1998)
 - Film Noir vì đặc điểm của Film Noir và các phim Neo Noir, một số bộ phim thuộc thể loại này cũng được xếp vào danh mục các bộ phim tội phạm. Ví dụ điển hình: Double Indemnity (1944), Scarface (1983), Se7en (1995), Chinatown (1974)
 - Heist films là các bộ phim có nội dung kể về một nhóm tội phạm nào đó có ý định đánh cướp một nhà băng, hoặc một số tài sản khổng lồ. Ví dụ về nhánh này có The Sting (1973), Reservoir Dogs (1992)...
 - Legal dramas hay Courtroom Drama là những bộ phim nói về những phiên toà xử án một tên tội phạm nào đó. Thông thường, đấy là một người vô tội không may chịu oan ức, và sẽ có một người tin vào sự vô tội của bị cáo và cố gắng bào chữa giúp cho bị cáo. CÓ thể kể đến: 12 Angry Men (1957), To Kill A Mockingbird (1962)... Một số phim của thể loại này mang tính kịch và nội dung cũng thường dựa trên các vở kịch hơn là dựa trên các tiểu thuyết.
 - Mob Film là các bộ phim có bối cảnh đặt trong thế giới tội phạm, và có những tình tiết tập trung quanh cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các tổ chức tội phạm, hoặc những mưu đồ của các tổ chức đó nhằm chống lại những người thực thi luật pháp.
Ví dụ của nhánh này có The Godfather (1972), Scarface (1983), Once Upon a Time in America (1984)...

THAM KHẢO: 1, 2, 3, 4

Không có nhận xét nào: