Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

CÁCH LÀM CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC - PHÓNG SỰ TV

TIN TỨC – PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
Thuộc nhóm thông tấn có cùng đặc điểm chung về
đối tượng, phương pháp và mục đích phản ánh.


I.TIN TỨC: TẢ -THUẬT
1.Đối tượng: Là một SỰ KIỆN.
2.Nội dung: Trả lời câu hỏi 5W+1H
Ai - Who?; Cái gì - What?; Khi nào - When?; 
Ở đâu - Where?; Tại sao - Why?; Như thế nào - How? 
4.Hình thức: Cấu trúc mô hình THÁP NGƯỢC
(Thông tin quan trọng đưa lên đầu). 

5. Câu văn ngắn gọn, cô đọng, xúc tích.

II.PHÓNG SỰ: TẢ - THUẬT – BÌNH
1.Đối tượng: Phân tích một hay nhiều sự kiện để ĐÁNH GIÁ BẢN CHẤT SỰ KIỆN, VẤN ĐỀ theo GÓC NHÌN…
2.Nội dung: Cũng trả lời câu hỏi 5W+1H
Nhưng chú trọng trả lời TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?
3.Hình thức:
Thường MỞ ĐẦU bằng một vài thông tin hấp dẫn có liên quan đến CHỦ ĐỀ, gây sự chú ý cho người xem.
Sau đó PHÁT TRIỂN những lập luận
 theo LOGIC nhất định của người trong cuộc.
Và KẾT bằng nhận định, đánh giá quan trọng nhất làm lôi cuốn người xem đến cuối cùng. 
4.Mô hình cấu trúc của PS rất phong phú.
Ngôn ngữ hình ảnh âm thanh mềm mại, uyển chuyển.
Trong phóng sự thường dùng các thủ pháp TẠO HÌNH nhiều hơn trong TIN.

III. CÁC DẠNG PHÓNG SỰ:
1. PS SỰ KIỆN trong chương trình thời sự đặc biệt truyền hình trực tiếp…Có đôi chút đánh giá, bình luận.
2. PS VẤN ĐỀ: thường được thực hiện khi sự kiện hoặc một vài sự kiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư luận đòi hỏi có sự hiểu biết cặn kẽ, tỷ mỉ về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và xu hướng vận động tiếp theo của nó. (Định hướng thông tin) một cách bao quát, toàn diện, đúng bản chất.
3. PS CHÂN DUNG: Đối tượng phản ánh của phóng sự chân dung là con người, những cá nhân, tập thể tiêu biểu, điển hình tốt hoặc xấu về một mặt, một vấn đề, một hành động, một phẩm chất, tính cách nào đó có ý nghĩa giáo dục, nêu gương, cảnh báo với xã hội.


PHÓNG SỰ DÀI (12’ – 15’) NGẮN (2.5’ – 5’)
So với phóng sự dài trong các chương trình chuyên đề, tạp chí... thì phóng sự ngắn vẫn chiếm ưu thế và xuất hiện nhiều hơn trên sóng truyền hình. Sở dĩ có hiện tượng này là vì PSTH chịu ảnh hưởng từ đặc điểm của báo chí truyền hình. Đó là: 
phản ánh sự kiện có thật, đã và đang hiển hiện trong cuộc sống. PSTH  có tốc độ thông tin nhanh, thời lượng thông tin bị dồn nén, thông tin cùng một lúc tác động vào cả thị giác và thính giác của người xem làm cho h khó tập trung, dễ xao nhãng khi tiếp nhận thông tin trong thời gian dài. Vì vậy, để làm một phóng sự dài 15 - 20 phút về một sự kiện, vấn đề... phóng viên thường “làm” nhiều phóng sự ngắn từ một phút rưỡi đến ba phút với các góc nhìn khác nhau rồi kết hợp lại. 
Mỗi phóng sự ngắn chỉ lựa chọn một hoặc hai góc độ để phản ánh về sự kiện, vấn đề đó.
Lựa chọn ĐỐI TƯỢNG, GÓC ĐỘ PHẢN ÁNH VÀ XÁC ĐỊNH THỜI LƯỢNG phù hợp với thể loại phóng sự là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với phóng viên truyền hình.

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM PS TRUYỀN HÌNH

1.Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn:
+ Câu hỏi mở: thường là câu hỏi tại sao, như thế nào.
+ Câu hỏi đóng: thường có đuôi “có phải như thế này không”.
+ Câu hỏi lựa chọn: có chứa yếu tố “điều đó như thế này hay như thế nào” trong câu hỏi.
+ Câu hỏi theo cấp độ: có chứa đựng gợi ý để trả lời.
+ Câu hỏi kiểu ban công (hỏi mồi) cài trước thông tin, đặt câu hỏi ngắn, tránh đặt câu hỏi gợi ý, câu hỏi kép
2. Những lỗi thường gặp khi đặt câu hỏi:
+ Đặt câu hỏi dài dòng.
+ Câu hỏi phức tạp.
+ Các câu hỏi đơn điệu .
+ Hỏi qúa ít, người trả lời nói quá dài.
+ Tỏ ra thờ ơ khi đặt câu hỏi, người hỏi không chú ý lắng nghe.
+ Không đặt câu hỏi quá mềm
+ Không đặt các câu hỏi quá gay gắt.
3. Chọn địa điểm quay phỏng vấn
+ Bối cảnh tự nhiên Ngoài trời đẹp hơn trong phòng. Hậu cảnh nên bổ xung thêm thông tin.
+ Nên có thêm một kỹ thuật viên ánh sáng chứ chỉ dùng một đèn chiếu trên máy quay thì không đẹp.
+ Nên dùng 2 micro, headphone để setup và kiểm tra mức thu tốt nhất.
4. Ghi chép đầy đủ thông tin về nhân vật, các dữ liệu phải kiểm chứng.

V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAY PHIM PS TH
1. Phóng sự truyền hình thông tin về quang cảnh, sự việc và con nguời; Trong đó CON NGƯỜI LÀ NHÂN VẬT TRUNG TÂM. Vì vậy, khi ghi hình cần có những thủ thuật tạo ra những hình ảnh “biết nói”, thể hiện nội dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa danh, không khí, tâm trạng, tính cách con người và kể đúng câu chuyện mà phóng viên muốn kể.
2. Chú ý những cảnh cận, khuôn mặt, chi tiết, những hình ảnh có hành động...
3. Cảnh quay trong Phóng sự có độ dài lớn hơn trong Tin.
4. Quay nhiều cảnh với nhiều cỡ cảnh và góc quay khác nhau
5. Có thể sử dụng các loại động tác máy và kỹ xảo: Khi làm Tin người ta hạn chế sử dụng nhiều động tác máy, nhưng làm Phóng sự có thể sử dụng tất cả các loại động tác máy khác nhau. Mỗi động tác máy đem lại một hiệu quả hình ảnh nhất định. Càng xa nơi xảy ra sự kiện thì hình ảnh càng ít quan trọng.
6. Chú ý ghi một vài cảnh mở hay khép lại chủ đề và những cảnh gây chú ý của người xem, giống như những đầu đề nhỏ trong một bài báo.
7. Chú ý ghi âm thanh hiện trường để làm tăng tính trung thực và hấp dẫn của hình ảnh.
8. Quay bảng, biểu, đồ thị, mô hình... để chuyển tải các con số bằng hình ảnh.

VI. VIẾT LỜI BÌNH PHIM PS TRUYỀN HÌNH

    1. Viết câu mở đầu: 
• Câu mở đầu có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả. Do đó nên suy nghĩ, cân nhắc để viết thế nào cho ấn tượng. Câu đầu tiên phải xác định rõ ngay góc độ phóng sự đề cập, phải chứa đựng những thông tin mới nhất, mạnh nhất và bất ngờ nhất, chú ý mô tả không khí sự kiện..
• Câu ngắn: Câu ngắn làm cho người xem dễ hiểu, dễ nhớ. Phải viết thế nào để TẠO NHỊP và chỗ ngắt nghỉ khi đọc. Hơn nữa, đừng quên rằng thế mạnh của truyền hình là sử dụng những câu ngắn, dễ nhớ, dễ hiểu.
• Từ ngữ cụ thể, sinh động: Sử dụng những từ thông dụng, đơn giản, những từ ngữ hàng ngày mà khi nghe khán giả hiểu ngay được. 
2. Viết câu kết 
• Phải trau chuốt, cô đọng, vì nó sẽ là những lời cuối cùng đọng lại trong đầu khán giả. Có thể khép lại một góc độ, mở ra một chủ đề khác...nhưng không nên đưa ra bài học đạo đức.

VII. VIẾT LỜI DẪN PHIM PS TRUYỀN HÌNH

1. Lời dẫn phải thu hút, lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng và có thể có thêm chút bối cảnh. Ngôn ngữ viết lời dẫn là ngôn ngữ đơn giản, cô đọng, rõ ràng, gợi mở và bảo đảm logíc với lời bình phía trước và phía sau nó.
2. Lời dẫn gồm:
+ Lời dẫn mở đầu PS.
+ Lời dẫn liên kết giữa các chi tiết khác nhau của sự kiện vấn đề (thường ở phần thân của PS.
+ Lời dẫn kết luận vấn đề (thường ở phần cuối của PS).

Lời dẫn mở đầu Phóng sự nên gợi sự tò mò, tính hiếu kỳ của người xem.
Có thể tạo sự chú ý của ngưòi xen bằng những thông tin “gây sốc”...
Có thể viết lời dẫn dưới hình thức:
+ Tóm tắt câu chuyện qua một số từ nhưng không trùng với những từ đã dùng trong bài.
+ Chuẩn bị cho người xem: nói một số chi tiết phóng sự đề cập, nhưng không tiết lộ hết thông tin.
+ Thông tin bối cảnh.
+ Gợi mở khiến người xem muốn biết thêm.
+ Thuyết phục người xem.


Tham khảo thêm:
Sổ tay phóng viên TV

Một số kinh nghiệm làm phóng sự truyền hình ngắn
      Phóng sự nhiều kỳ trong chương trình thời sự truyền hình


Không có nhận xét nào: