Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

11 giai đoạn khi viết KB một bộ phim truyền hình:

Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng
TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình?
Câu hỏi này có tác động vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn? Hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không?
Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm.
Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi:
 -  “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không?
 -  Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? ”
Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại.
Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Phác thảo câu chuyện
Người biên kịch tự hỏi mình những câu hỏi cần thiết có thể biết được phản ứng chính xác của khán giả, từ đó gieo mầm ý tưởng. Sau đó, nhà biên kịch viết ra vài dòng để ghi lại ý tưởng cũng như hướng đi của câu chuyện.
Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm nhân vật xuất hiện – đòi hỏi – mâu thuẫn – hành động và giải quyết
Hãy nhớ rằng: Nếu bạn không thể định nghĩa được những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu.

Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian
Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn.
Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. 
Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện.

Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính (Đặt chốt)
Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết đi hướng nào.
Kịch bản phim TV -  Screenplay được chia thành 3 phần:
- Phần 1 là set-up,
Phần này thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang.
Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau. 
Điểm chuyển cảnh quan trọng này ở cuối phần 1 sang phần 2.
- Phần 2: Phần triển khai câu chuyện.Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. 
Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim.
- Phần 3 là phần giải quyết vấn đề
Phần này được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy.

Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. 
Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản.

Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật
Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim
Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở.
Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn.
Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi họ đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi.
Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6.

Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh - Xây dựng cảnhh

Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành.
Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. 
Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ đoạn truyện này.
Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế.
Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản. 

Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh)

Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng. 
Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì? 
Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên. 
Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi.

Giai đoạn 8: Viết bản thảo

Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. 
Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu tòan trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa. 
Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã.

Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản)

Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ.Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản. Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa. 

Giai đoạn 10: Marketing
Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng.
Giai đoạn 11: Bán hàng
Khi đã bán được sản phẩm thì sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.


Mua sách photocopy học viết KB:


Không có nhận xét nào: