Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

7 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH KHI VIẾT KB PHIM NGẮN


Phim ngắn và phim truyện rất giống nhau nhưng cũng khác nhau.
Sự khác biệt ở chỗ: Phim truyện được tạo thành từ nhiều cảnh; Do đó cung cấp cho bạn không gian để phát triển nhân vật phức tạp hơn với một loạt những trở ngại ngày càng tăng.
Để viết KB phim ngắn có mấy lời khuyên hữu ích sau:


Một là : CHUẨN BỊ ĐỂ VIẾT

1. Đọc tham khảo nhiều KB trước khi viết:
Đọc và phân tích các KB phim mà bạn thấy thích. Nếu như có bộ phim gần giống như thể loại mà bạn định viết thì "hay wá"...
2. Thiết lập một mục tiêu:
Dự tính thời hạn viết để bạn có động lực cố gắng...
Vì phim ngắn có ngân sách thực hiện ít nên phải dành vài tuần lễ để thai nghén và chỉnh sửa. Đừng để áp lực phải viết 10' mỗi ngày nhé....
3. Làm việc trong môi trường yên tĩnh:

Hai là: XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TỪ MỘT Ý TƯỞNG
1. Đặt TÊN PHIM:
Tiêu đề bộ phim là rất quan trọng vì nó sẽ làm cho KB gây chú ý khi Bán cũng như khi chiếu phim. Việc đặt tên phim có thể nảy sinh và thay đổi ở bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tên phim như tên đứa con mình sinh ra; Cho bạn cảm xúc và hứng thú, hoài bão cần thiết.
2. CHỦ ĐỀ của phim:
CHỦ ĐỀ là bài học quan trọng mà nhân vật chính đã học được vào cuối của bộ phim.
3. TÓM TẮT CHUYỆN PHIM :
Viết một câu ngắn (15 từ hoặc ít hơn) tóm tắt để thấy được những ý chính của câu chuyện (Logline).
- Chuyện gì xảy ra?
- AI? Và họ MUỐN gì?
- Những chuyện gì làm NGĂN CẢN họ?
- Những gì ĐE DOẠ họ?
( Vd: Một CẬU BÉ đáng yêu MUỐN KẾT BẠN với một người nước ngoài.)
- Tìm những thông tin liên quan đến nhân vật và sự kiện bạn định phát triển câu chuyện trong KB.

Cần phân biệt với Plot Story - Cốt truyện:
Cốt truyện là những sự kiện tạo nên một câu chuyện, đặc biệt là khi chúng liên quan với nhau trong một mô hình, trong một chuỗi. Cấu trúc của các sự kiện trong một câu chuyện và mối quan hệ nhân quả giữa chúng là cách kể chuyện làm hấp dẫn người xem.

Ba là: PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
1. Viết theo những gì CÓ SẴN:
Nhân vật, phục trang, bối cảnh, đạo cụ...là những cái có sẵn giúp cho phim của bạn giảm chi phí và dễ thực hiện.
2. Phát triển nhân vật - Character development:
Bao gồm:
- Hình thức:Tên, tuổi, diện mạo...
- Trình độ, xã hội học, tâm lý, thể chất.
- Diễn biến tâm lý - Character arc
. Nhiệm vụ và những thử tháchphải đối mặt
(Kể cả nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của bản thân).
. Cái gì kết nối, ràng buộc họ...
- Bạn có kinh nghiệm gì trong cuộc sống (hoặc quan sát...) có thể áp dụng cho nhân vật của mình.
- Where? Nơi nào bạn cho sự kiện đó xảy ra?
- What? Chủ đề, thể loại, mục tiêu của các nhân vật, sự kiện tồi tệ nhất và tốt nhất có thể xảy ra.
- Why? Lý do tại sao họ đến nơi này?
- When? Thời gian xảy ra từng chuyện trong phim cho đết khi kết thúc.
- If stuck... Nếu bị mắc kẹt, trục trặc...Thì...(các điểm mấu chốt)
- Suy nghĩ nhiều hơn nữa cho đoạn mở đầu và kết thúc phim. Sau đó mới điền các sự kiện vào giữa...

Bốn là: VIẾT ĐỀ CƯƠNG KB - OUTLINE
- Gồm: Tiêu đề - Title; Thể loại - Genre; Thời lượng -Time ( tính bằng phút); Nhằm mục đích: Cho đối tượng khán giả nào, vùng nào...; Chủ đề: Nói về cái gì? Tóm tắt chuyện phim: Viết các hành động diễn ra trong bộ phim ở ngôi thứ 3 (Khoảng 20 - 40 câu).
- Sau đó suy nghĩ viết lại đề cương KB vài lần cho ngắn gọn, rõ ràng...hấp dẫn.
- Gửi KB đề cương rồi nhận lại phản hồi phác thảo của NSX.....để chỉnh sửa theo yêu cầu.

Năm là: VIẾT KB CHI TIẾT
1. Viết 10 phút(10 trang) mỗi ngày.
- Về cấu trúc - Structure: Có nhiều cách kể nhưng quan trọng nhất là giữ cho nó đơn giản. Do đó nên tập trung vào hành trình của nhân vật chính. mà không sa vào các tuyến truyện phụ (No Subplots). Câu chuyện có thể bắt đầu từ cái kết rồi "nhớ lại"...
- Về hành động - Action: viết đơn giản, ngắn gọn. Không viết góc máy quay mà viết như bạn nhìn thấy.
- Về lời thoại - Dialogue: Viết như đối thoại thực sự (Đừng văn hoa...) Thường là câu đơn giản và nhiều khi không có chủ ngữ...
2. Hãy quên cách viết văn học...

Sáu là: SỰ KHÁC BIỆT KHI VIẾT PHIM NGẮN
Ở đề cương KB: Không nên viết dài hơn một vài trang.
Viết một đoạn văn cho mỗi cảnh mà thôi.


Bảy là: VIẾT LẠI...VIẾT LẠI LẦN NỮA...
1. Không nên xoá đi cái đã viết (mà giữ lại. Vì biết đâu...).
   Nên viết nhiều đề cương hơn (nhiều dự thảo)

2. Ghi nhận những phản hồi từ NSX, người duyệt KB của bạn.
3. Khi viết xong, hãy bỏ KB đó khoảng một tuần rồi đưa cho một vài người (Đạo diễn, diễn viên...) dọc qua KB của bạn và cho cảm nghĩ..
4. Sau đó, xem xét từng yếu tố riêng biệt: Viết lại đối thoại, hành động, giải quyết vấn đề cấu trúc sao cho hấp dẫn, bất ngờ hơn....




Không có nhận xét nào: