Tác giả: Jean-Marc RUDNICKI.
Cuốn sách này dành cho những ai coi học viết kịch bản là một việc cần thiết.
Trong cuốn sách này các bạn sẽ học cách:
1. Xử lý ý tưởng.
2. Xây dựng cấu trúc kịch bản.
3. Viết lời thoại hay.
4. Trình bày kịch bản.
Cách trình bày đơn giản và thuận tiện; Có nhiều trích đoạn kịch bản phim ngắn nổi tiếng kèm theo phần phân tích và bình luận giúp bạn cảm nhận vấn đề đã nêu.
Phần I: Từ ý tưởng đến câu chuyện
Muốn làm phim bằng mọi giá là tình trạng phổ biến trong giới làm phim ngắn. Và đó là lý do khiến cho phần lớn các bộ phim CHỈ XEM ĐƯỢC MÀ THÔI.
Làm ngắn không có nghĩa là làm nhanh. Hãy học cách dành thời gian cho công việc viết KB, trau chuối KB như một người thợ đóng đồ gỗ quý bào nuột sản phẩm của mình với tất cả lòng trìu mến, sự bền bỉ và kiên nhẫn. Khi làm nghề, hãy xem xét lại sản phẩm của mình 20 lần. Không ngừng trau chuốt và trau chuốt lại sản phẩm...
- TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN CÂU TRÚC CỦA CÂU CHUYỆN
He..he... Ra thế!
- Bắt đầu bằng việc viết KB chi tiết là sai lầm không được mắc phải!!!
- Trong trường hợp bộ phim chỉ dài có 3 phút thì cấu trúc câu chuyện dễ dàng hình thành trong đầu bạn. Nhưng lúc đó lại phát sinh một mối nguy hiểm khác: Đó là tất cả được dồn hết vào đoạn kết. Và cho dù đoạn kết đã rất hay rồi thì vẫn có thể hấp dẫn hơn nếu như bạn trau chuốt cả đoạn đầu. Và để trau chuốt lại đoạn đầu thì cần phải suy nghĩ một chút.
- Khi viết KB cho phim truyện dài 90 - 120 phút, rất hiếm nhà biên kịch viết ngay KB chi tiết. Họ phải suy nghĩ một cấu trúc kịch bản kỹ lưỡng hơn.. Và sửa chữa thật nhiều...trau chuốt tuyến chuyện chính, phụ...Bổ sung tính cách nhân vật, hoàn cảnh và hành động....cho thật vừa ý mới bắt tay viết KB.
- Như vậy, không phải bộ phim của bạn ngắn mà bỏ qua thao tác xây dựng CẤU TRÚC CÂU CHUYỆN.
- Trong nghề biên kịch, 90% thành công đế từ khả năng phân tích, xem xét kỹ lưỡng công việc của mình. Nếu bạn lao ngay vào viết KB chi tiết thì dễ bị rơi vào bế tắc; Khi đó, bạn nên lùi lại đằng sau để xem xét toàn bộ công việc. Cho dù KB phim chỉ 30 giây, thì suy nghĩ về câu chuyện cũng cần phải cày sới như một bộ phim 90 phút!!! Vấn đề là phải khai thác tối đa ý tưởng và đạt được hiệu quả một cách nhanh nhất có thể được.
Những giây phút mà bạn dành để xây dựng câu chuyện sẽ giúp cho bạn nhìn nhận câu chuyện đó một cách rõ ràng hơn. - Hơn nữa, khi làm việc với Đài truyền hình, các hợp đồng thường được phân chia rõ ràng làm 3 giai đoạn để trả tiền.Trả tiền lần đầu khi họ đồng ý mua KB tóm tắt (Kịch Bản Ý Tưởng hay KB đề cương). Ở VN thì cái này gọi là được bản duyệt KB đề cương của Hội Đồng Duyệt nhà đài. Bạn có thể chào bán KB với Nhà Đầu Tư (NĐT) hay Nhà Sản Xuất (NSX) nếu như đã được HĐD.Thanh toán lần 2 khi nộp kịch bản phân cảnh (KB Cấu Trúc). Và tất nhiên bạn sẽ phải sữa chữa vài lần theo ý muốn của NĐT, NSX, HĐD. Lần trả tiền cuối cùng là lúc nộp KB Chi Tiết (KBCT) có lời thoại...Thường thì cứ 10 tập nộp thì thanh toán cuốn chiếu...
- Nhớ nè: Nhà đài cho bạn chỉ có 2 tháng hoàn thành 30 tập phim TV. nghĩa là 2 ngày/tập. Do đó phải viết theo nhóm mới kịp. Trong nghề viết cần có 2 loại tác giả: Tác giả cấu trúc, là người có nhiều kinh nghiệm viết và Tác giả thành phần, là người chỉ viết thoại theo cấu trúc đã định sẵn,chỉ cần nắm bắt tính cách nhân vật và sự phát triển kịch tính....
2. CẤU TRÚC LẠI CÂU CHUYỆN. - Làn sóng mới là tên của một trào lưu sáng tác do các đạo diễn trẻ nhiệt huyết khởi xướng. Ý tưởng của phong trào này là : Thoát ly khỏi các trường quay; Là giã từ truyền thống nghiệp đoàn một thời của điện ảnh. Theo họ, một bộ phim sẽ được thực hiện bởi sự kết hợp của Nhà sản xuất + Biên kịch + Đạo diễn. Đối với họ, quan trọng hơn cả kịch bản là ĐƯỢC TỰ DÀN DỰNG BỘ PHIM CỦA MÌNH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét